Đuông là ấu trùng dạng sâu non của một số loại bọ cánh cứng , thường sinh sống trong cổ hũ cây dừa, phần mềm bên trong ngọn của cây dừa, chà là, cau, đủng đỉnh. nói chung là các loại cây thuộc họ cau, chúng phổ biến ở vùng  Nam bộ và Nam trung bộ

DUONG DUA

Hàng năm, cứ sau mùa giao phối, bọ kiến dương thường chọn cây dừa sung sức để khoét ngọn vào sinh trứng

Trứng nở ra ấu trùng và lớn dần lên nhờ ngày đêm ăn cổ hũ dừa vừa mềm vừa bổ cho đến khi xuyên thủng ngọn dừa làm cây dừa kiệt sức rồi úa tàn dần đến chết. lúc đọt thối ngã ngang cũng là lúc đuông trong cây dừa rất nhiều, áp tai vào thân dừa sẽ nghe đuông rầm rì ở trong .

DUONG DUA

Đuông dừa đã thành một thứ địch hại cho mùa màng ở các vùng chuyên canh trồng như miền tây nam bộ, chúng tàn pháhàng  trăm hec ta vườn dừa gây thiệt hại to lớn cho bà con nông dân trồng dừa.

Cách diệt và phòng ngừa đuông dừa

Vệ sinh vườn dừa, quét dọn cành lá khô mục trên mặt đất, những cây dừa hư phải đốn sát gốc để tiêu diệt côn trùng.

Đối với vườn còn nhỏ, mùa nắng rắc thuốc hột hoặc thuốc nước trộn với mạt cưa 3 tháng/lần, mùa mưa có thể dùng cát hoặc mạt cưa trộn thuốc treo ở ngọn dừa.

Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm khi ấu trùng còn ở tuổi 1, tuổi 2. Dùng dao hoặc dùng dây kẽm soi thông các lỗ đục để bắt ấu trùng. Sau đó dùng thuốc hạt như Vibasu hoà với nước vôi tươi lên lổ đã khoét, trét bùn hoặc đất sét đắp lại nhằm ngừa các loại nấm bệnh, côn trùng khác tấn công.

Hạn chế tối đa việc gây vết thương trên thân dừa và sự gây hại của kiến vương,thực hiện xen canh hợp lý cũng là biện pháp tốt để làm giảm khả năng gây hại của đuông.